Cloud security – Giải pháp bảo mật điện toán đám mây hàng đầu hiện nay
Cloud computing là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với mọi người trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những ứng dụng của cloud computing là “cánh tay đắc lực” hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp. Và câu hỏi cấp thiết đặt ra là làm sao để cloud computing luôn được bảo mật an toàn và phát huy tối đa lợi ích thì cloud security chính là câu trả lời.
Vậy Cloud security là gì? Cloud security có tầm quan trọng và có những giải pháp như thế nào? Trong bài viết dưới đây VDI sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
1. Cloud security là gì?
Cloud security (Bảo mật điện toán đám mây) là những nguyên tắc, chính sách, biện pháp về an ninh mạng nhằm tập trung đảm bảo cho hệ thống điện toán đám mây cũng như dữ liệu tránh khỏi những mối đe dọa rò rỉ thông tin cả từ trong nội bộ cũng như bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, có ba kiểu đám mây cần được bảo mật:
– Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây công cộng (Public cloud).
– Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây riêng (Private cloud).
– Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây “lai” (Hybrid cloud).
2. Tầm quan trọng của cloud security
Điện toán đám mây ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển các tổ chức, doanh nghiệp. Đám mây giúp cho các hoạt động được diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Việc các dữ liệu được chia sẻ, cung cấp hay lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây giúp mọi người nắm bắt được thông tin tốt hơn.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều mối đe dọa về bảo mật hơn, chúng không ngừng phát triển và khó kiểm soát khiến điện toán đám mây luôn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin. Chính vì lý do này mà cloud security ngày càng được chú trọng hơn để đảm bảo điện toán đám mây dùng cho các doanh nghiệp ngày càng an toàn hơn.
Cloud security góp phần quan trọng vào sự thành công của việc áp dụng điện toán đám mây. Việc ngăn chặn, cảnh báo, phát hiện và xử lý kịp thời những lỗ hổng, những vụ rò rỉ thông tin có hiệu quả thì việc áp dụng điện toán đám mây mới phát huy hết tác dụng.
3. Các loại giải pháp bảo mật điện toán đám mây
– Ngăn ngừa mất dữ liệu (DLP): Dịch vụ DLP cung cấp những bộ công cụ nhằm đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu đám mây. Giải pháp này thường được sử dụng kết hợp với mã hóa dữ liệu, cảnh báo khắc phục,…
– Quản lý danh tính và các truy cập (IAM): Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp thực hiện các giao thức dựa trên nguyên tắc cho phép người dùng truy cập cả trên nền tảng điện toán đám mây cũng như dịch vụ tại chỗ.
– Thông tin, dữ liệu bảo mật và quản lý sự kiện (SIEM): đây là giải pháp bảo mật toàn diện có khả năng tự động hóa việc phát hiện, phản hồi,… những nguy cơ đe dọa trên đám mây. Công nghệ này mang đến khả năng sử dụng thành công giao thức bảo mật mạng và có những ứng phó kịp thời trước mối đe dọa thường trực.
4. Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về cloud security và những giải pháp bảo mật điện toán đám mây quan trọng. Dù các doanh nghiệp hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn thì cũng nên sử dụng cloud security để bảo mật tốt hơn các thông tin, dữ liệu của mình.
VDI tự tin là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chất lượng. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email info@vdigital.vn.
5. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
Câu 1: Lợi ích của bảo mật điện toán đám mây đem lại cho các doanh nghiệp?
– Bảo mật dữ liệu tập trung.
– Cắt giảm chi phí (Chi phí quản lý, chi phí đầu tư phần cứng chuyên dụng,…) mà cloud security đã cung cấp tính năng bảo mật dữ liệu chủ động.
– Nâng cao độ tin cậy: người dùng giờ đây có thể truy cập ứng dụng trong đám mây ở bất kì nơi đâu, thiết bị nào mà vẫn bảo đảm an toàn.
Câu 2: Các loại dịch vụ điện toán đám mây phổ biến hiện nay
– SaaS (Software as a service): Đây là loại phần mềm cung cấp dưới dạng dịch vụ. Về bản chất các nhà cung cấp sẽ bán dịch vụ mà phần mềm đó cung cấp trên trình duyệt web. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ trả tiền định kỳ cho nhà cung cấp theo như hợp đồng đã ký kết.
– PaaS (Platform as a service): Các nhà cung cấp sẽ chuẩn bị mọi thứ cho khách hàng từ hệ điều hành đến nền tảng kỹ thuật số, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chỉ cần nhập code vào là có thể dùng.
– IaaS (Infrastructure as a service): Nhà cung cấp sẽ cho khách hàng thuê cơ sở gồm: server, ổ cứng,…. doanh nghiệp sẽ tùy chỉnh được các thông số kỹ thuật phù hợp.